Hướng dẫn Trade Forex trên Meta Trader 4 ( full)

1. Mở tài khoản:
Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch: click vào đường dẫn phía dưới
250289aeb5eb5cb505fa

Trên màn hình hiển thị, chọn Mở tài khoản
dddd
Nhập thông tin chính xác theo yêu cầu: Lưu ý nhập đúng tên họ trong chứng minh thư, khớp với thông tin ngân hàng để dễ dàng chuyển tiền và rút tiền nhanh chóng
4765c54460948fcad685
Bước tiếp theo, mở hộp thư email ra và xác minh tài khoản.
Đăng nhập lại tài khoản mới đăng ký theo my.fbs.com
Tiến hành xác minh tài khoản theo yêu cầu ( xác minh danh tính, số điện thoại , up chứng minh thư đầy đủ)
2. Tải Meta trader 4
Sau khi đăng ký mở tài khoản giao dịch xong, các bạn tải nền tảng giao dịch meta trader 4 về để giao dịch:
ae158bf12d3ac2649b2b
3. Cách sử dụng Meta trader 4 để giao dịch Forex
  1. Đăng nhập Meta trader 4: Sau khi tải phần mềm và cài đặt hoàn tất, chúng ta tiến hàng đăng nhập tài khoản
  2. Chọn Ngôn ngữ: chúng ta có thể chọn ngữ việt nam để dễ sử dụng. Để chọn ngôn ngữ tiếng Việt bạn vui lòng click vào chữ View / Language / Vietnamese. Nhấn
    xong thì tắt thoát ra sau đó double click chuột vào icon Fxpro để vào lại. (Nên sử dụng tiếng Anh)
5961922c0ae7e5b9bcf6
Lưu ý:
1. Đòn bẩy 1:500 chỉ áp dụng với cặp ngoại tệ, ví dụ EURUSD, với vàng thì đòn bẩy tối đa là
1:200. Đòn bẩy 1:500 cho phép bạn đặt cọc 1 lot ngoại tệ EURUSD trị giá 100.000USD chì cần cọc
200USD (bạn lấy100.000 chia cho đòn bẩy 500 là ra được số tiền phải cọc)
Nếu như Margin của bạn xuống dưới 25% thì hệ thống sẽ đóng lệnh nào có số lỗ lớn nhất
3. Nói về Market Watch (các loại mã tiền tệ, kim loại… đáng quan tâm)
– Trên màn hình Market Watch (nằm phía bên tay trái màn hình, nơi có các thông tin vd (EURUSD,
1.31301, 1.31322), bạn nên lọc các loại mã tiền tệ, mã kim loại chỉ nên giữ lại các cặp mã tiền
chính (không nên giao dịch các cặp tiền lạ vì rất khó đoán xu hướng của nó).
Các cặp tiền tệ chính: EURUSD, GBPUSD, USDCHF, USDJPY, AUDUSD, USDCAD, USDSGD, NZDUSD;
kim loại quý: GOLD (vàng), SILVER (bạc).
Để dễ dàng làm việc đó, bạn click chuột phải vào Market Watch, chọn Symbols (Biểu tượng), màn hình sẽ hiển thị như sau
dd150887974c7812215d
Để ẩn đi 1 nhóm mã, ví dụ như các mã Chứng khoán, bạn click vào nhánh CFD sau đó click nút
Hide (ẩn) để ẩn các mã đó trong màn hình Market Watch, nếu chỉ muốn ẩn 1 mã nào đó,
ta click vào nút (+) để nó sổ ra những phần tử con bên trong, sau đó chọn 1 mã muốn ẩn và click vào nút Ẩn (để hiển thị trở lại thì click vào nút Xem). phần chúng ta muốn giữ lại đó là Forex majors (các loại tiền tệ giao dịch chính) và Metals (kim loại)
– Mặc định chúng ta thấy Market watch chỉ có 3 cột: Symbols, Bid và Ask. Để hiển thị thêm 2 cột
quan trọng: High (giá cao nhất) và Low (giá thấp nhất), click chuột phải vào Market Watch, chọn High / Low
4. Nói về biểu đồ:
– Để tạo biểu đồ cho cặp tiền tệ nào đó hoặc Gold, ta click phải vào Market Watch đúng cặp tiền tệ hoặc Gold, chọn Chart Windows (Cửa sổ biểu đồ), khi tạo xong biểu đồ ta có thể kéo cho kích thước biểu đồ về kích cỡ phù hợp. Theo kinh nghiệm giao dịch, bạn nên chỉnh múi giờ phù hợp cho tất cả biểu đồ (thường là H1: biểu đồ 1 giờ). Bạn có thể tìm theo hình sau:
M1: 1 phút H1: 1 giờ D1: 1 ngày
M5: 5 phút H4: 4 giờ W1: 1 tuần
M15: 15 phút MN: 1 tháng
M30: 30 phút
37f357e1c52a2a74733b
5. Đặt lệnh:
Để đặt lệnh, có vài cách để đặt, cách đơn giản nhất là bạn chọn cặp tiền tệ (hoặc Gold) trong Market Watch, rồi click chuột phải, chọn New Order (Lệnh mới) – F9 màn hình sẽ hiển thị như sau:
121
Giải thích:
– Symbol (Biểu tượng): hiển thị cặp tiền tệ bạn muốn giao dịch, các cặp tiền tệ nằm trong Biểu tượng đều có trong Market Watch của bạn
– Volume (Khối lượng): số lot mà bạn muốn giao dịch. Về vàng: 1 lot tương đương 100 ounce
(1ounce = 8.3 chỉ), về tiền tệ 1 lot tương đương 100.000USD
– Stop Loss (dừng lỗ): là lệnh chặn lỗ khi bạn đặt mua, kỳ vọng giá đi lên nhưng giá lại đi xuống; còn khi bạn đặt bán kỳ vọng là giá sẽ đi xuống nhưng giá lại đi lên
– Take Profit (dừng lời): là lệnh đặt sẵn mức lời mong muốn. Khi bạn đã đặt sẵn Stop Loss và Take Profit rồi thì lúc giá thị trường chạm vào điểm đó, hợp đồng đặt mua hoặc bán của bạn tự động đóng lại và thoát khỏi giao dịch trên thị trường
– Type (loại lệnh): Có 2 loại lệnh là: Instant Execution (Khớp trực tiếp) và Pending Order (lệnh chờ).
– Sell (lệnh bán): là lệnh bán theo giá thị trường khi bạn căn cứ trên các dự báo đoán rằng thị trường giá sẽ đi xuống
– Buy (lệnh mua): là lệnh mua theo giá thị trường khi bạn căn cứ trên các dự báo đoán rằng thị trường giá sẽ đi lên
– Hiển thị độ lệch tối đa từ mức giá hiện tại: để chọn biên độ giá giao động tối đa khi đặt lệnh. Ví dụ: chọn là 5 (trong trường hợp sell giá 1381.66) thì khi giá biến động thành 1381.61 hoặc 1381.71 thì lệnh vẫn được khớp. Nếu giá biến động thành 1381.55 hoặc 1381.75 thì hệ thống sẽ báo NEW QUOTED PRICE (giá biến động) và lệnh không được khớp. Trong trường hợp đó, bạn sẽ đặt lại lệnh. Lệnh sẽ không được khớp nếu bạn không chấp nhận mức giá hiện tại.
*** Lệnh Sell/Buy chỉ có khi loại lệnh (type) là Instant Execution (khớp trực tiếp)
Còn khi loại lệnh là Pending Order (lệnh chờ) ta sẽ có các lệnh sau:
– Buy Limit (lệnh chờ mua): được đặt thấp hơn giá thị trường với kỳ vọng là giá xuống đến đó sẽ lên lại. Khi giá thị trường xuống đến điểm đặt Buy Limit thì lệnh Buy Limit sẽ chính thức trở thành lệnh Buy
– Sell Limit (Lệnh chờ bán): được đặt cao hơn giá thị trường với kỳ vọng là giá lên đến đó sẽ xuống trở lại. Khi giá thị trường lên đến điểm đặt Sell Limit thì lệnh Sell Limit sẽ chính thức trở thành lệnh Sell
– Buy Stop (lệnh chờ mua): được đặt cao hơn giá thị trường. Khi giá thị trường lên đến điểm đặt
Buy Stop thì lệnh Buy Stop sẽ chính thức trở thành lệnh Buy.
– Sell Stop (lệnh chờ bán): được đặt thấp hơn giá thị trường. Khi giá thị trường xuống đến điểm đặt Sell Stop thì lệnh Sell Stop sẽ chính thức trở thành lệnh Sell.
*** Lưu ý quan trọng: bạn cần chú ý hạn chế đặt lệnh Buy Stop, Sell Stop, Stoploss
trong các ngày có tin quan trọng vì rủi ro là lệnh của bạn sẽ không như kỳ vọng ví dụ như bạn sẽ phải Buy với mức giá quá cao so với kỳ vọng, hoặc tương tự Sell với giá quá thấp so với kỳ vọng vì lực mua/bán của thị trường quá lớn tại thời điểm đó khiến lệnh của bạn không thể khớp đúng như mong muốn. Nói tóm lại bạn cần thoát hết các lệnh Buy Stop, Sell Stop trước khi xảy ra 1 tin cực kỳ quan trọng nào đó, việc sử dụng lệnh Buy Stop, Sell Stop là rủi ro ở phía bạn. Phương pháp thay thế là đặt lệnh Buy/Sell đối ứng (đặt đúng bằng khối lượng trước đó nhưng theo hướng ngược lại) để chờ qua tin!!!
222
– at price (Tại mức giá): Đặt Giá chờ mua hoặc chờ bán sau đó nhấn vào Place (Đặt)
– Expiry (Hết hạn) (thời hạn lệnh), vì là lệnh chờ, nên nó có thể không bao giờ khớp. Nếu bạn chọn ngày kết thúc của lệnh (trong trường hợp lệnh không khớp) thì tới ngày đó nó tự động hủy
Lưu ý: Open price you set must differ from market price by at least 50 pips (lệnh bạn đặt ở đây phải lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá thị trường ít nhất 50 điểm)
Ngoài cách hiển thị khung đặt lệnh trên, bạn còn có thể bấm F9 hoặc click vào nút New Order để hiển thị khung đặt lệnh
Ở đây ta thử đặt 2 lệnh, một lệnh là khớp trực tiếp (Instant Execution) và 1 lệnh là lệnh chờ (Pending Order), ta sẽ thấy hình sau: (nằm phía dưới cùng)
Giải thích:
– Order: Lệnh đặt (theo số thứ tự của hệ thống)
– Time: Giờ đặt lệnh
– Type: Loại lệnh (sell, buy, sell limit…)
– Size: khối lượng đặt (0.1 lot, 0.2 lot…10 lots)
– Symbol: mã cặp tiền tệ hoặc kim loại giao dịch
– Price (thứ 1): giá đặt lệnh
– S/L (Stop Loss): dừng lỗ
– T/P (Take Profit): chốt lời
– Price (thứ 2): giá hiện tại
– Commission: phí huê hồng trên mỗi lot
– Swap: lãi suất qua đêm, swap sẽ được cập nhật liên tục
– Profit : lãi/lỗ tạm thời
Ở lệnh chờ (pending order) do chưa được khớp nên Commission, Swap và Profit chưa hiển thị được
*** Để coi tài khoản giao dịch thắng thua của bạn, bạn click vào mục Account History, mục này nằm cạnh mục Trade (mặc định) nằm dưới cùng tay trái của bạn (để xem tất cả các lệnh cũ, bạn click chuột phải vào màn hình lệnh Account History, chọn All History)
6. Chốt lệnh
Để chốt lệnh đã đặt, click chuột phải vào lệnh muốn chốt, chọn Close Order (Đóng lệnh)
1111
Màn hình sẽ hiển thị như bên dưới, click chọn nút màu vàng, đóng lệnh hoàn tất
aaaa
7. Chỉnh sửa lệnh
Để chỉnh sửa lệnh, click chuột phải vào lệnh cần sửa, chọn Modify Or Delete Order
bbbb
Sau khi click Modify Or Delete Order (Điều chỉnh hoặc hủy lệnh), màn hình sẽ hiển thị như sau:
ccccc
Vì ở đây là lệnh khớp trực tiếp (Instant Execution) nên không thể delete Order (bỏ lệnh), chỉ có sửa lệnh (sửa Stop loss – dừng lỗ, take profit – dừng lời). Bạn có thể sửa Stop Loss bằng cách sửa trực tiếp lên ô Stop Loss hoặc chỉnh ô Level (tăng giảm số points), xong thì click lên nút ở Màu đỏ (con số phản ánh bạn muốn sửa) nó sẽ tự động copy xuống phía dưới ô Stop Loss (Take Profit tương tự như Stop Loss)
– Trong trường hợp lệnh Pending Order (lệnh chờ khớp), sẽ có khi bạn muốn xóa lệnh đó đi (vì có thể nó không còn phù hợp), bạn click chuột phải vào lệnh cần xóa, chọn Modify or Delete Order, Để xóa lệnh chỉ cần click chuột vào nút Delete (màu vàng)
8. Các thuật ngữ sử dụng:
– Lots (Khối lượng): Số lô mua bán. Với tài khoản mini thì khi đặt mua, bán 1lot thì mỗi điểm (pip) dao động trên thị trường tương đương với 1 USD, Còn với tài khoản Standard (tiêu chuẩn) thì khi đặt mua, bán 1lot thì mỗi điểm (pip) dao động trên thị trường tương đương với 10 USD
– Mục Trailing Stop (click chuột phải vào order) : Sử dụng để bảo vệ và hạn chế rủi ro khi thị trường biến động mạnh và khi không trực tiếp canh giá nó có nghĩa như 1 lệnh stoploss nhưng tự động thực hiện khi mình cài 1 mức giá nào đó theo nhận định .
 Spread là gì:
Spread là chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra mà broker chào cho mình, đó cũng là khoản phí mà broker ăn của mình. Ví dụ: EURUSD có giá bid là 1.4600 và ask là 1.4603 => 3 điểm chênh lệch giữa giá bid và ask là spread, nếu mình muốn Long thì mình sẽ mua vào giá 1.4603 và bán Short thì sẽ lấy giá 1.4600.
Trong Forex market thì broker thường không lấy commission mà chỉ kiếm tiền từ spread. + Spread của các broker sẽ khác nhau, có broker lấy cao (vd: 3pips trên EURUSD) và có broker lấy spread thấp (vd 1- 2pips trên EURUSD) + Spread có 2 dạng, Fixed và không Fixed.
Nếu Fixed thì spread của broker sẽ không thay đổi, nếu không fixed thì spread có thể giãn ra khi có tin hay khi thị trường biến động mạnh (vd bình thường thì EURUSD chỉ có 2 pips, nhưng lúc có tin có thể tăng lên 6-7 pips). Spread có fixed hay không là tùy broker.
– Khái niệm về điểm (PIPS):
Một cách đơn giản, khi giá đồng tiền tăng (giảm) 0.0001 ta nói chúng tăng (giảm) 1 pip <=> 0.0001 = 1 pip.
Ví dụ:
Tại thời điểm t1 tỉ giá EURUSD là 1.2142/1.2145
Tại thời điểm t2 tỉ giá EURUSD là 1.2147/1.2150
=> Ta nói tại thời điểm t2 đồng EURO đã tăng 5 điểm so với thời điểm t1 ( 1.2147 – 1.2142 =
1.2150 – 1.2145 = 0.0005 = 5 pips)
Và mục tiêu của kinh doanh ngoại hối là kiếm được càng nhiều pips càng tốt, số pips càng nhiều lợi nhuận thu được càng cao. Giá trị 1 điểm quy đổi ra USD đối với từng đồng tiền là khác nhau và dựa trên khối lượng tiền tệ mà bạn giao dịch
Ví dụ:
Bạn thực hiện mua bán với cặp ngoại tệ EURUSD. Nếu khối lượng giao dịch bạn thực hiện là 1000
EUR thì giá trị quy đổi của 1 pip là: 1000 * 0.0001 = 0.1 USD. Tương tự:
+ Khối lượng giao dịch là 2000 EUR -> 1 pip tương đương 0.2 USD
+ Khối lượng giao dịch là 10,000 EUR -> 1 pip tương đương 1 USD
+ Khối lượng giao dịch là 100.000 EUR -> 1 pip tương đương 10 USD
– Đòn bẩy tài chính 100:1
Thị trường FOREX cho phép bạn thực hiện một khối lượng giao dịch có giá trị gấp 100 lần số tiền ký quỹ mà bạn có. Ví dụ:
+ Với 10 USD bạn có thể thực hiện mua bán một khối lượng tiền tệ có giá trị là 1,000 USD.
+ Với 100 USD bạn có thể thực hiện mua bán một khối lượng tiền tệ có giá trị là 10,000 USD.
+ Với 1000 USD bạn có thể thực hiện mua bán một khối lượng tiền tệ có giá trị là 100,000 USD.
Chính đòn bẩy tài chính 100:1 này giúp bạn có thể làm nên điều kỳ diệu từ một số vốn nhỏ. Không một thị trường nào cho phép bạn làm được điều này ngoại trừ Thị Trường FOREX. Ban đầu Forex là thị trường chỉ dành cho các đại gia tầm cỡ, các tổ chức tài chính lớn nhưng ngày nay Forex mở ra cơ hội cho tất cả mọi người.
Đến đây bạn đã biết được những khái niệm cơ bản cần thiết để có thể bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh ngoại hối đầy hấp dẫn. Bạn đã tìm hiểu:
+ Ý nghĩa các cặp ngoại tệ
+ Giá mua và giá bán
+ Cách tính điểm và giá trị quy đổi của điểm.
+ Khối lượng giao dịch có thể thực hiện với số vốn của mình dựa trên đòn bẩy 100:1
Ký quỹ yêu cầu (Margin required): lượng tiền nhà môi giới yêu cầu để mở một giao dịch, thể hiện ở %.
Tài khoản ký quỹ (Account margin): tổng lượng tiền bạn có trong tài khoản giao dịch.
Ký quỹ đã sử dụng (Used margin): Lượng tiền mà nhà môi giới khoá để giữ các giao dịch hiện tại. Mặc dù số tiền này là của bạn, bạn vẫn không thể sử dụng chúng cho đến khi nhà môi giới trả lại cho bạn hoặc bạn đóng các giao dịch hiện thời hay bạn nhận được yêu cầu tăng tiền ký gửi. Ký gửi có thể sử dụng (Usable margin): đây là lượng tiền có trong tài khoản khi bạn mở một giao dịch mới.
Yêu cầu tăng ký gửi (Margin call): Nếu giá trị vốn sở hữu giảm giá trị dưới mức ký gửi có thể sử dụng, nhà môi giới sẽ yêu cầu bạn tăng tiền ký quỹ, một vài hoặc tất cả các giao dịch hiện thời của bạn sẽ bị đóng
Mở tài khoản thưởng cho trader lần đầu tiên giao dịch tại đây
Share:

No comments:

Popular Items

Nhãn

Lưu trữ Blog

Recent Posts