Showing posts with label tâm lý giao dịch. Show all posts
Showing posts with label tâm lý giao dịch. Show all posts

12 Nguyên Lý Quan Trọng Trong Nền Tảng Lý Thuyết Dow

Trong những ghi chép của người đầu tiên đề ra lý thuyết này, Charles. H. Dow, có rất nhiều điều chứng tỏ rằng tác giả không hề nghĩ lý thuyết của mình sẽ trở thành một công cụ dùng cho dự báo thị trường chứng khoán hay thậm chí nó đã trở thành một hướng dẫn chung cho các nhà đầu tư. Những ghi chép ấy chỉ nói lên rằng, ông muốn lý thuyết của mình sẽ trở thành một thước đo biến động chung của thị trường. Dow thành lập công ty “Dịch vụ thông tin tài chính Dow-Jones” và được mọi người biết đến với việc tìm ra chỉ số bình quân thị trường chứng khoán. Những nguyên lý căn bản của học thuyết (ngày nay được đặt theo tên ông) đã được ông phác thảo ra trong một bài nghiên cứu mà ông viết cho “Tạp Chí Phố Wall”. Sau khi Dow mất, năm 1902, người kế tục ông làm biên tập cho tờ nhật báo, William. P. Hamilton, đã tiếp tục việc nghiên cứu lý thuyết này. Sau 27 năm nghiến cứu và viết các bài báo, ông đã tổ chức và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow như ngày nay.

Tìm hiểu về lý thuyết của Dow, trước tiên ta phải nghiên cứu đến chỉ số trung bình của thị trường. Nhìn chung giá chứng khoán của tất cả các công ty đều cùng lên và xuống. Tuy nhiên, một số cổ phiếu lại chuyển động theo hướng ngược lại xu thế chung của các cổ phiếu khác, cho dù là chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Thực tế cho thấy khi thị trường lên giá thì giá của một số chứng khoán tăng nhanh hơn những chứng khoán khác, còn khi thị trường xuống giá thì một số chứng khoán giảm giá nhanh chóng trong khi có một số khác lại tăng lên, nhưng thực tế vẫn chứng minh rằng hầu như tất cả các chứng khoán đều dao động theo cùng một xu thế chung.

Cùng với những cố gắng nghiên cứu của mình, Charles Dow là người đã đưa ra khái niệm về “chỉ số giá bình quân” nhằm phản ánh xu thế chung của một số cổ phiếu đại diện cho thị trường. Hai loại chỉ số bình quân Dow-Jones được hình thành vào năm 1897 và vẫn còn cho đến cho đến ngày nay được Dow tìm ra và áp dụng trong các nghiên cứu của ông về xu thế chung của thị trường. Một trong hai loại chỉ số ấy là chỉ số của 20 công ty hỏa xa, loại còn lại gọi là chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones thuộc các ngành khác bao gồm 12 công ty mạnh nhất vào thời kỳ đó. Con số này tăng lên 20 công ty vào năm 1916 và đến 1928 là 30 công ty.

Khi nghiên cứu lý thuyết Dow có 12 nguyên lý quan trọng cần chú ý sau:

1. Chỉ số bình quân thị trường phản ánh tất cả (trừ hành động của Chúa)

Bởi vì nó phản ánh những hoạt động có liên kết với nhau của hàng nghìn nhà đầu tư, gồm cả những người có kinh nghiệm dự đoán thị trường giỏi nhất, có những thông tin tốt nhất về xu hướng và các sự kiện, những gì có thể nhận thấy trước và tất cả những gì có thể ảnh hưởng đến cung và cầu của các loại chứng khoán. Thậm chí cả những thiên tai hay thảm họa không dự tính được thì ngay khi xảy ra, chúng đã được thị trường phản ánh ngay vào giá của các loại chứng khoán. 

2. Ba xu thế của thị trường

Thuật ngữ thị trường nhằm chỉ giá chứng khoán nói chung, dao động của thị trường tạo thành các xu thế giá, trong đó quan trọng nhất là các xu thế cấp 1 (xu thế chính hay xu thế cơ bản). Đây là những biến động tăng hoặc giảm với quy mô lớn, thường kéo dài trong một hoặc nhiều năm và gây ra sự tăng hay giảm đến 20% giá của các cổ phiếu. Chuyển động theo xu thế cấp 1 sẽ bị ngắt quãng bởi các bởi sự xen vào của các dao động cấp 2 theo hướng đối nghịch - gọi là những phản ứng hay điều chỉnh của thị trường. Những biến động này xuất hiện khi xu hướng cấp 1 tạm thời vượt quá mức độ hiện tại của bản thân nó (gọi chung các biến động này là các biến động trung gian - biến động cấp 2). Những biến động cấp 2 bao gồm những biến động giá nhỏ hay gọi là những biến động hàng ngày và không có ý nghĩa quan trọng trong Lý thuyết Dow.

3. Xu thế cấp 1

Như đã nói đến ở phần trước, xu thế cấp 1 là những chuyển động lớn của giá, bao hàm cả thị trường, thường kéo dài hơn 1 năm và có thể là trong vài năm. Nếu như mỗi đợt tăng giá liên tiếp đều đạt đến mức cao hơn mức trước đó và mỗi điều chỉnh cấp 2 đều dừng lại ở mức đáy cao hơn mức đáy của lần điều chỉnh trước thì xu thế cấp 1 lúc này là tăng giá - thị trường lúc này là thị trường con bò tót - thị trường tăng giá (Bull Market) Còn ngược lại nếu mỗi biến động giảm đều làm cho giá xuống những mức thấp hơn còn mỗi điều chỉnh đều không đủ mạnh để làm cho giá tăng lên đến mức đỉnh của những đợt tăng giá trước đó thì xu thế cấp 1 của thị trường lúc này là giảm giá, thị trường được gọi là thị trường con gấu - thị trường giảm giá (Bear Market).

Thông thường, về lý thuyết thì xu thế cấp 1 chỉ là một trong 3 loại xu thế mà một nhà đầu tư dài hạn quan tâm. Mục đích của nhà đầu tư đó là mua chứng khoán càng sớm càng tốt trong một thị trường lên giá, sớm đến mức anh ta có thể chắc chắn rằng mới có duy nhất mình anh ta bắt đầu mua và sau đó nắm giữ đến khi và chỉ khi Bull Market đã thực sự kết thúc và bắt đầu Bear Market. Nhà đầu tư hiểu rằng họ có thể bỏ qua một cách an toàn tất cả những sự xen vào của các điều chỉnh cấp 2 và các dao động nhỏ vì họ đầu tư dài hạn theo xu thế chính của thị trường. Tuy nhiên với một kinh doanh chứng khoán ngắn hạn thì những biến động của xu thế cấp 2 lại có vai trò quan trọng bởi họ kiếm lợi nhuận dựa trên những biến động ngắn hạn của thị trường

4. XU THẾ CẤP 2

Xu thế cấp 2 là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá trình vận động của giá theo xu thế cấp 1. Chúng là những đợt suy giảm tạm thời (trung gian) hay còn gọi là những điều chỉnh xuất hiện ở các Bull Market; hoặc những đợt tăng giá hay còn gọi là hồi phục xuất hiện ở các Bear Market. Thường thì những biến động trung gian này kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng. Chúng sẽ kéo ngược lại khoảng 1/3 đến 2/3 mức tăng (hay giảm tùy loại thị trường) của giá theo xu thế cấp 1. Do đó, chẳng hạn trong Bull Market, nếu chỉ số giá bình quân công nghiệp tăng liên tục ổn định hoặc có gián đoạn rất nhỏ và mức tăng đạt đến 30 điểm, khi đó xuất hiện xu thế điều chỉnh cấp 2, thì người ta có thể trông đợi xu thế điều chỉnh này có thể làm giảm từ 10 đến 20 điểm cho đến khi thị trường lặp lại xu thế tăng cấp 1 ban đầu của nó.

Dẫu sao cũng cần lưu ý là qui tắc giảm 1/3 đến 2/3 không phải là một luật lệ không thể phá vỡ mà nó đơn giản chỉ là một nhận xét về khả năng có thể xảy ra mà hầu hết các biến động cấp 2 đều bị giới hạn trong mức này. Rất nhiều trong số đó ngừng tác động ở điểm gần với mức 50% mà rất hiếm khi đạt đến mức 1/3. Như vậy có 2 tiêu chí để nhận định một xu thế cấp 2: Tất cả những chuyển động của giá ngược hướng với xu thế cấp 1 kéo dài ít nhất 3 tuần và kéo hoàn lại ít nhất 1/3 mức biến động thức của xu thế cấp 1 (tính từ điểm kết thúc biến động cấp 2 trước đó đến biến động cấp 2 này, bỏ qua những dao động nhỏ) thì được coi là thuộc loại trung gian hay còn gọi là biến động cấp 2. Mặc dù đã có những tiêu chí để xác định một xu thế cấp 2 nhưng vẫn có những khó khăn trong việc xác định thời điểm hình thành và thời gian tồn tại của xu thế.

5. Xu thế nhỏ (Minor)

Đây là những dao động trong thời gian ngắn (dài tối đa 3 tuần, hường chỉ dưới 6 ngày) mà theo như thuyết Dow đã nói đến, bản thân chúng không thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian. Thông thường thì một biến động trung gian dù là một xu thế cấp 2 hay là một phần của xu thế cấp 1 xen giữa hai xu thế cấp 2 liên tiếp, đều được tạo thành từ một dãy gồm 3 hoặc nhiều hơn những dao động nhỏ khác nhau. Xu thế nhỏ là dạng duy nhất trong 3 loại xu thế có thể bị “lôi kéo” (bị tác động). Để tác động vào xu thế cấp 1 và 2 thì cần những giao dịch với khối lượng rất lớn và điều này hầu như là không thể.

Để làm rõ khái niệm về 3 xu thế của thị trường, ta có thể so sánh với biến động của sóng biển với một số điểm giống nhau như sau:

Xu thế cấp 1 trong giá chứng khoán giống như những đợt thủy triều lên hoặc xuống. Có thể so sánh thị trường lên giá (Bull Market) với thủy triều lên. Thủy triều dâng nước lên bờ biển ngày càng xa vào sâu trong bờ và đến đỉnh của thủy triều thì lại quay ngược trở về biển. Khi thủy triều rút lại được so sánh với thị trường xuống giá (Bear Market). Và cho dù trong lúc thủy triều lên hay xuống thì luôn có những con sóng đập vào bờ rồi lại lùi lại về biển. Khi thủy triều lên mỗi con sóng liên tiếp nhau vào bờ, sóng sau vào sâu hơn sóng trước lại góp phần làm thuỷ triều vào xa hơn trong bờ, nhưng khi thủy triều xuống mỗi con sóng không mang nước ra xa bờ mà nước giảm xuống là do sóng sau vào đến bờ ở mức thấp hơn (tụt lại hơn) so với đỉnh của sóng trước, mỗi con sóng do đó sẽ trả lại dần dần bờ biển như trước khi thủy triều lên. Những con sóng này là các xu thế trung gian, có thể cấp1 hoặc cấp 2 tùy thuộc hướng chuyển động của nó so với hướng của thủy triều vào thời điểm xảy ra xu thế đó. 

Mặt biển cũng luôn luôn biến động với những gợn sóng nhấp nhô chuyển động cùng chiều, ngược chiều hoặc chuyển động ngang so với hướng của những con sóng lớn - những gợn sóng này biểu hiện cho các xu thế nhỏ (những dao động hàng ngày có vai trò không quan trọng như đã nói ở phần trên). Những đợt thủy triều, những con sóng và những gợn sóng nhỏ chính là những hình ảnh so sánh giống nhất đối với những biến giá của một thị trường. Trong những phần sau ta sẽ còn xem xét đến một lý thuyết khác về thị trường gọi là Lý thuyết Sóng Elliott, trong đó mọi biến động của thị trường đều gắn trực tiếp với các con sóng.

6. Bull Market (thị trường con bò tót - thị trường tăng giá)

Một xu thế tăng giá cơ bản thường bao gồm 3 thời kì.

Thời kì đầu tiên là quá trình “tích tụ”, trong quá trình này, những nhà đầu tư có tầm nhìn xa sẽ tiến hành xem xét các doanh nghiệp, có thể vào thời kì này doanh nghiệp đang suy thoái nhưng nhà đầu tư nhận thấy khả năng doanh ngiệp có thể chuyển biến tình hình thành tăng trưởng nhanh chóng, có thể giá cổ phiếu của nó sẽ tăng trong thời gian tới. Đây cũng là thời điểm mà cổ phiếu này đang được chào bán rất nhiều bởi những nhà đầu tư đang có tâm lý rất chán nản và lo lắng về tình trạng của những cổ phiếu của họ và để nhằm tăng dần giá chào bán của họ khi thị trường xuất hiện sự suy giảm trong khối lượng giao dịch. Các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó có thể không tốt thậm chí rất tồi. Công chúng hoàn toàn cảm thấy thất vọng khi tham gia vào thị trường chứng khoán bởi họ thấy lượng tiền đã đầu tư của họ đang giảm giá trị nhanh chóng và có nguy cơ còn giảm nữa, vì vậy mà họ muốn thoát ra khỏi thị trường. Tuy nhiên có thể nhận thấy một điều vào cuối giai đoạn thứ nhất này là trong hoạt động của công ty và trong những biến động trên thị trường đã có những biến chuyển tuy mới chỉ ở mức hạn chế, bắt đầu xuất hiện những đợt tăng giá nhỏ.

Thời kỳ thứ 2 là thời kỳ của sự tăng trưởng khá vững chắc. Họat động của doanh ngiệp đang theo dõi gia tăng mạnh cùng với những khởi sắc trong nội bộ doanh nghiệp và doanh thu của nó cũng tăng dần và bắt đầu thu hút các mối quan tâm trên thị trường. Đây chính là thời kì mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà kinh doanh chứng khoán theo trường phái Phân tích kỹ thuật.

Cuối cùng là thời kì thứ 3, trong thời kì này thị trường sôi sục với những biến động của nó. Công chúng rất háo hức với từng biến động của thị trường. Tất cả các thông tin tài chính của doanh nghiệp đưa ra đều rất tốt, giá chứng khoán tăng cao ngoài sức tưởng tượng và đang là những vấn đề nóng hổi được đưa lên trang đầu của các tờ báo ra hàng ngày. Đến thời điểm sau khoảng hai năm tính từ lúc thị trường bắt đầu đi lên, những người ít kinh nghiệm có thể mới cho rằng thị trường lúc này mới chắc chắn cho lợi nhuận của họ và muốn tham gia vào thị trường. Nhưng thực sự thì sau hai năm, giá đã tăng khá cao, câu hỏi nên đặt ra vào lúc này là “nên bán cổ phiếu nào? ” chứ không còn là “nên mua cổ phiếu nào ? ” nữa. Vào cuối thời kì thứ 3, người ta có thể thấy nạn đầu cơ tràn lan, khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng nhưng “air-pocket-stock”* xuất hiện ngày càng nhiều, số lượng cổ phiếu có giá thấp nhưng không có giá trị đầu tư cũng gia tăng và cả những đợt phát hành trái phiếu cũng ít dần đi.

(* Air-pocket-stock là những cổ phiếu đột ngột giám giá mạnh một cách bất thường - có thể là do nhà đầu tư bán ồ ạt do một tin đồn xấu. Lý do dùng khái niệm này là vì nó được so sánh với việc máy bay đột ngột mất độ cao, ngoài khả năng kiểm soát khi gặp air-poket là những dòng khí hướng xuống, tác động làm mất chiều cao máy bay)

7. Bear Market (Thị trường con gấu - thị trường giảm giá)

Xu thế giảm giá của thị trường cũng được chia thành ba thời kỳ.

Thời kỳ đầu tiên là thời kỳ “phân bổ” (thời kỳ này thực sự bắt đầu ở giai đoạn cuối của Bull Market trước đó). Trong thời kỳ này những nhà đầu tư có tầm nhìn xa đều nhận thấy rằng doanh thu (và các chỉ số kinh doanh nói chung) của những công ty mà họ đang nắm giữ cổ phiếu đều đang đạt mức cao không bình thường và họ muốn nhanh chóng thoát khỏi vị thế sở hữu cổ phiếu của những công ty này. Khối lượng giao dịch vẫn rất cao mặc dù đã có những dấu hiệu của xu hướng giảm, công chúng vẫn rất “năng động” nhưng cũng bắt đầu có dấu hiệu lo lắng và cũng không còn nhiều kỳ vọng kiếm lợi nhuận.

Thời kỳ thứ hai được gọi là thời kỳ "hỗn loạn". Số lượng người mua bắt đầu giảm dần và những người bán bắt đầu trở lên vội vã bán đi những cổ phiếu mình đang nắm giữ. Xu thế giảm giá bắt đầu tăng mạnh làm đồ thị giá gần như dốc thẳng xuống và khối lượng giao dịch đạt đến mức đỉnh điểm. Giai đoạn này được gọi là hỗn loạn vì sự sụt giảm thường xảy ra rất trầm trọng thậm chí là thái quá với mức độ vượt quá cả thực trạng của các doanh nghiệp. Sau giai đoạn hỗn loạn có thể có giai đoạn hồi phục (một dạng xu thế cấp hai) hoặc một giai đoạn dao động ngang của đồ thị thị trường (các dao động không có hướng đi lên hay đi xuống mà là dao động trong một khoảng cố định theo chiều ngang của thị trường) trong một thời gian tương đối dài. Giai đoạn này thể hiện tâm lý chán nản của một bộ phận nhà đầu tư, họ cũng chính là những người đã cố gắng nắm giữ cổ phiếu qua thời kỳ hỗn loạn trước đó hoặc cũng có thể là những người đã mua cổ phiếu trong thời kỳ đó bởi vì lúc đó giá của cổ phiếu rõ ràng là rẻ hơn rất nhiều so với trước đó vài tháng. Thông tin về các doanh nghiệp ngày càng xấu đi. Kết thúc giai đoạn này mới bước vào thời kỳ thứ ba.

Vào thời kỳ thứ ba, xu thế đi xuống trên thị trường đã yếu dần, nhưng lại được duy trì bởi những lệnh bán nhiều và liên tục thể hiện “nỗi buồn” và sự lo lắng của những nhà đầu tư đang rất cần tiền cho những nhu cầu riêng của họ. Các cổ phiếu đều giảm đến mức thấp nhất, thậm chí gần như mất hoàn toàn giá trị. Những cổ phiếu có chất lượng cao hầu như không được giao dịch vì những người sở hữu chúng đều muốn nắm giữ đến cùng. Ở giai đoạn cuối của Bear Market, như một kết quả của toàn bộ thời kỳ giảm giá trước, cả thị trường chỉ tập trung vào giao dịch một số loại cổ phiếu. Bear Market kết thúc tất cả với những tin xấu về các doanh nghiệp, về thị trường ở mức có thể coi là tồi tệ nhất đã thể hiện ra và có thể đến

8. Hai đường chỉ số bình quân của thị trường phải cùng xác nhận xu thế của thị trường.

Đây là câu hỏi thường xuyên đặt ra nhất và cũng khó giải thích nhất đối với hệ thống các nguyên lý của lý thuyết Dow. Tuy nhiên từ khi được đưa ra cho đến nay nó đã được thời gian chứng minh tính đúng đắn và nó vẫn được vận dụng cho đến ngày nay và bất kì một ai đã xem xét những số liệu ghi lại thì đều không thể có ý kiến phản đối với nguyên lý này. Còn với những người ít quan tâm hay bỏ qua nguyên lý này thì trong thực tế kinh doanh đã và sẽ phải nhiều lần cảm thấy tiếc nuối. Điều nguyên lý này muốn nói đến là không thể có một dấu hiệu chính xác nào về sự thay đổi xu thế thị trường có thể được khẳng định chỉ thông qua xem xét biến động của duy nhất một loại chỉ số bình quân (ở đây muốn nói đến những thị trường bao gồm nhiều chỉ số bình quân, chẳng hạn như ở Mỹ, như nói ở phần đầu, có hai loại chỉ số bình quân).

 

  • Chỉ số bình quân bên dưới chỉ ra thị trường đi xuống
  • Chỉ số bình quân phía trên chỉ ra thị trường đi lên

Như vậy thị trường sẽ vẫn đi xuống do cả hai không cùng xác nhận một sự đảo chiều trong xu thế hiện tại của thị trường.

Chỉ khi nào cả chỉ số bình quân cũng chỉ ra là thị trường đang có xu thế đi lên thì ta mới có cơ sở xác nhận một dấu hiệu về sự đổi chiều của xu thế chính. Trong hình vẽ trên, trừ khi có một biến động nào khác nếu không chỉ duy nhất chỉ số bình quân bên dưới sẽ không để chuyển hướng chung của thị trường mà thậm chí còn bị kéo xuống. Xu thế cấp 1 của thị trường rõ ràng vẫn chưa rõ ràng. Đây là một ví dụ áp dụng nguyên lý về sự xác nhận. Không cần thiết cả hai chỉ số bình quân phải cùng xác nhận vào 1 ngày. Thường thì cả hai chỉ số này sẽ cùng chuyển động đến cùng một khoảng đỉnh hoặc đáy mới, nhưng có nhiều trường hợp mà một trong hai chỉ số sẽ trễ hơn chỉ số kia vài ngày, vài tuần, thậm chí là một đến hai tháng. Trong những tình huống như vậy thì nhà đầu tư phải giữ kiên nhẫn và đợi cho đến khi thị trường thật sự thể hiện ra bản chất xu hướng của nó.

9. Khối lượng giao dịch áp dụng kèm với xu thế thị trường.

Điều này thể hiện một thực tế là khi giá biến động theo đúng xu thế cấp 1 thì các họat động kinh doanh trên có xu hướng mở rộng hơn. Do vậy, với Bull Market, khối lượng giao dịch sẽ tăng nếu giá tăng, và sẽ thu lại nếu giá giảm; với Bear Market giá trị giao dịch sẽ tăng nếu giá giảm và ít khi giá có dấu hiệu phục hồi. Điều này vẫn đúng ở mức độ thấp hơn tức là với những xu thế cấp 2, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của một xu thế hồi phục cấp 2 trong một Bear Market, khi mà các diễn biến của thị trường chỉ ra rằng giá sé tăng lên theo một số đợt tăng giá nhỏ, còn các biến động kéo giá xuống giảm đi.

Các kết luận ở đây thường không có giá trị nếu chỉ dựa trên diễn biến trong vài ngày và càng không có giá trị với những kết luận dựa trên một phiên giao dịch đơn lẻ. Nguyên lý này chỉ phát huy hiệu quả nếu dựa trên những diễn biến của khối lượng giao dịch chung trong thời gian giao dịch tương đối dài. Hơn nữa, theo Lý thuyết Dow thì chỉ dựa trên những phân tích về giá mới có thể đưa ra được những dấu hiệu mang tính quyết định về xu thế thị trường, còn khối lượng giao dịch chỉ có thể cung cấp thêm những chứng cứ phụ để giải thích rõ hơn biến động của thị trường và sử dụng vào những tình huống khi dấu hiệu chính tỏ ra còn nhiều nghi ngờ. 

10. Đường ngang có thể thay thế cho các xu thế cấp 2.

Đường ngang theo định nghĩa của Lý thuyết Dow là những chuyển động ngang có tính chất trung gian của thị trường phản ánh thời kỳ mà giá biến động rất ít (với thị trường Mĩ là nhỏ hơn hoặc bằng 5%). Đường ngang thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần hoặc đôi khi là lâu hơn (trong vài tháng). Khi thị trường xuất hiện mô hình dạng đường ngang, điều này chỉ ra rằng áp lực của cung và cầu trên thị trường là tương đối cân bằng.

Thực tế trong giai đoạn này các lệnh đặt mua hoặc bán đều thể hiện một sự kiệt sức. Những người muốn mua cổ phiếu thì phải tăng mức giá chào mua để khuyến khích người có cổ phiếu mà họ muốn bán cho họ, còn những người muốn bán thì với thị trường có biến động dạng đường ngang họ thấy rằng số lượng người mua đang ít dần và kết quả là họ phải giảm giá để có thể bán được những cổ phiếu của mình. Do vậy một mức giá dao động vượt ra ngoài mức dao động của mô hình đường ngang đang xuất hiện trên thị trường sẽ là một dấu hiệu rõ ràng cho một thị trường lên hoặc xuống giá tùy thuộc vào hướng của dao động vượt ra ngoài. Nhìn chung mô hình đường ngang càng kéo dài lâu và biên độ dao động càng nhỏ thì ý nghĩa của dao động vượt ra ngoài mô hình đường ngang càng lớn.

Mô hình đường ngang thường diễn ra dài vừa đủ để khoảng thời gian tồn tại của nó mang một ý nghĩa quan trọng đối với những người phân tích thị trường theo trường phái Dow. Những biến động vượt ra ngoài mô hình đường ngang có thể là dấu hiệu cho thấy mô hình này chính là những mức đỉnh hoặc đáy rất quan trọng của thị trường bởi nếu là đỉnh thì đó chính là giai đoạn “phân bổ” - giai đoạn ban đầu của một Bear Market; còn nếu dấu hiệu cho thấy nó có thể là mức đáy của thị trường thì đây là giai đoạn “tích tụ” - giai đoạn đầu của một Bull Market. Thông thường nhất, nó đóng vai trò như một thời kỳ yên tĩnh thuộc giai đoạn cuối cùng trong quá trình hình thành hoặc thuộc giai đoạn củng cố xu thế cấp 1 của thị trường. Trong những trường hợp đó mô hình này đóng vai trò như những sóng cấp 2. Mức biến động 5% cũng hoàn toàn chỉ là một mức biên độ được xác định theo kinh nghiệm bởi trên thực tế rằng mô hình đường ngang có rất nhiều điểm tương đồng với mô hình cũng có nhiều biến động ngang với biên độ lớn hơn nhưng hai biên của nó vẫn được xác định khá rõ ràng và tương đối chuẩn nên cũng được tính là một loại mô hình đường ngang.

11. Chỉ sử dụng mức giá đóng cửa để nghiên cứu.

Lý thuyết Dow không quan tâm và ít đề cao đến các mức biến động giá (thậm chí là cả mức giá cao nhất và thấp nhất) trong ngày mà chỉ quan tâm đến những số liệu cuối ngày giao dịch, chẳng hạn như mức bình quân giá bán cuối cung trong ngày.

Xem xét một thị trường với xu thế cơ bản là tăng giá và đang ở thời điểm giá tăng và đạt mức đỉnh của ngày hôm đó vào 11 giờ sáng, giả sử lúc đó chỉ số bình quân đang là 152.45 sau đó lại giảm xuống mức giá đóng cửa là 150.70. Để có thể xác nhận thị trường vẫn đang trong xu thế cơ bản là tăng giá thì ở đợt tăng giá tiếp theo mức giá đóng cửa phải cao hơn 150.70. Trong trường hợp này mức đỉnh 152.45 không được quan tâm đến. Trái lại nếu ở đợt thứ 2, dù giá có đạt đến mức đỉnh ở 152.60 nhưng giá đóng cửa lại nhỏ hơn 150.70 thì hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ liệu xu thế tăng giá hiện tại có còn tiếp tục hay không.

Trong những nắm gần đây, nhiều ý kiến đã được đưa ra xung quanh vấn đề liệu chỉ số giá bình quân phải tăng thêm hay giảm đi bao nhiêu so với giới hạn đạt được của đợt dao động giá trước (đỉnh hoặc đáy) để có thể báo hiệu (xác nhận một xu thế mới hoặc xác nhận lại xu thế hiện tại) xu thế thị trường. Dow và Hamilton luôn rất cẩn thận trong việc xem xét bất cứ một dao động nhỏ nào xen vào xu thế hiện tại làm giá thay đổi thậm chí đến 0. 01 và hai ông đều cho rằng dấu hiệu đó hoàn toàn có thể là một dấu hiệt đúng. Nhưng ngày nay nhiều nhà phân tích cho rằng mức thay đổi đó phải đạt ít nhất 1.00 mới có thể được coi là một dấu hiệu của thị trường.

12. Một xu thế cần được giả định rằng vẫn đang tiếp tục cho đến khi có một dấu hiệu thực sự về sự đảo chiều của xu thế đó được xác định.

Nguyên lý này là một trong những nguyên lý có nhiều ý kiến tranh cãi nhất. Nhưng khi được hiểu chính xác nó vẫn có giá trị rất lớn trong phân tích thị trường. Nguyên lý thứ mười hai giúp đề phòng với những thay đổi (phản ứng) quá sớm trong quan điểm về thị trường, theo như chúng ta hay nói là “cầm đèn chạy trước ô tô”, của bất kì nhà đầu tư nào. Điều này không nhằm làm nhà đầu tư trì hoãn hành động của mình lại một cách không cần thiết, cho dù là chỉ một phút, khi những dấu hiệu về sự thay đổi của xu thế thị trường là đã rõ ràng, nhưng nó nhắc nhở một điều rằng lợi thế sẽ nghiêng về phía những người biết chờ đợi cho đến khi họ chắc chắn về tình hình thị trường và rõ ràng sẽ không nghiêng về những người quá nôn nóng với hành động của họ. Khả năng xảy không thể được phát hiện một cách rõ ràng bởi bản chất của nó là những biến động thực tế của thị trường và chúng thay đổi thường xuyên. Bull Market không thể lên giá mãi và Bear Market thì sớm muộn cũng đạt đến đáy của nó. Khi một xu thế cấp 1 của thị trường vừa mới được hình thành thì cho dù có những dao động trong ngắn hạn ta vẫn có thể chắc chắn rằng nó không thay đổi, nhưng nếu nó kéo dài càng lâu thì mức chắc chắn càng ít dần đi, các điểm tái xác nhận xu thế thị trường cũng có giá trị ít dần đi. Động lực của người mua và khả năng bán được những cổ phiếu với giá cao hơn giá mua để kiếm lời sẽ ngày càng thấp nếu như Bull Market đã tồn tại trong nhiều tháng và rõ ràng là thấp hơn khi nó mới hình thành. 

Một hệ quả tất yếu từ nguyên lý này đó là khi đã có những dấu hiệu về sự thay đổi của xu thế thị trường thì sự thay đổi đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải theo dõi thị trường một cách thường xuyên.

Share:

Cải thiện giao dịch với 5 kỹ năng sống

Để trở thành một nhà giao dịch ngoại hối thành công, bạn nên phát triển năm kỹ năng quan trọng. Bạn có biết những kỹ năng mà tất cả các nhà giao dịch ngoại hối thành công có điểm chung không? Tất cả đều có kỷ luật tự giác, kiên nhẫn không giới hạn và kỹ năng toán học xuất sắc. Hơn nữa, họ cũng có kỹ năng tư duy phê phán sắc bén và thái độ tích cực với cuộc sống.
Nếu bạn muốn đưa sự nghiệp của mình lên một tầm cao mới, bạn cũng nên phấn đấu để trở nên xuất sắc. Nếu bạn tự hỏi tại sao những kỹ năng giao dịch ngoại hối này rất quan trọng để đạt được các mục tiêu đầy tham vọng, bạn có thể tìm thấy một lời giải thích toàn diện trong bài viết này.

Suy nghĩ tích cực

Một công việc của một thương nhân giống như một tàu lượn siêu tốc. Tại một thời điểm bạn nhận được lợi nhuận cao và cảm thấy hạnh phúc, và giây tiếp theo bạn đột nhiên mất tiền. Cuộc sống của một thương nhân có thể căng thẳng nhưng bạn phải tìm cách duy trì sự tích cực .
Kỹ năng tư duy tích cực sẽ giúp bạn đối phó với sự căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Nó sẽ cho phép bạn tối ưu hóa đạo đức làm việc và tăng hiệu suất của bạn.
Là một người suy nghĩ tích cực, bạn sẽ sống với sự hiểu biết rằng ngày mai sẽ mang lại cho bạn vô số cơ hội và bạn sẽ trở lại con ngựa một lần nữa. Dưới đây là một vài mẹo về cách tránh những suy nghĩ tiêu cực :
  • Tránh những từ như không có tiếng, không có gì, một cách khó khăn, tức là không thể, ví dụ như cụm từ thay thế như tôi sẽ không bị mất với những cụm từ như tôi sẽ thắng được.
  • Tránh đọc tin tức, bình luận và đánh giá tiêu cực, nếu chúng liên quan đến các chủ đề khác ngoài giao dịch
  • Ngừng phàn nàn về những thất bại của bạn
  • Ăn mừng chiến thắng nhỏ hàng ngày
  • Khi gặp một vấn đề, hãy cố gắng tìm một số khía cạnh tích cực. Ví dụ, nếu bạn bị hỏng xe, hãy tận hưởng cơ hội đi bộ thường xuyên hơn và cuối cùng, đạt được mục tiêu tập thể dục của bạn.

Tư duy phản biện

Kỹ năng tư duy phê phán sắc bén rất quan trọng để đạt được thành công trong giao dịch ngoại hối. Nếu bạn không thể nhanh chóng phân tích tình huống và hiểu xu hướng đang hướng đến đâu, bạn sẽ không có cơ hội tránh mất mát trong dài hạn.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ cần vài phút để xem qua báo cáo tài chính và đưa ra quyết định đúng đắn về việc đặt hàng nhập cảnh, có khả năng bạn sẽ xây dựng một sự nghiệp xuất sắc. Dưới đây là những lời khuyên về cách phát triển tư duy phê phán :
  • Tìm một sở thích mới để tập thể dục não của bạn một cách thường xuyên . Bạn có thể học cách chơi ghi-ta, nói tiếng Trung Quốc, nấu bánh sừng bò, chơi gôn hoặc tham gia vào bất kỳ loại hoạt động nào khác mà bạn thấy thú vị.
  • Giải quyết một vấn đề tại một thời điểm . Nếu bạn hiện đang thiếu suy nghĩ phê phán, đừng cố gắng đối phó với đa nhiệm. Ưu tiên các mục tiêu của bạn và ngừng bị phân tâm bởi các nhiệm vụ ít quan trọng nhất.
  • Trở thành một người tự phê bình . Tự hỏi bản thân nhiều câu hỏi để xác định lý do tại sao bạn đã phạm sai lầm trong quá khứ và để hiểu làm thế nào để tránh chúng trong tương lai. Nếu bạn học cách phân tích hành vi và cảm xúc của mình, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn để hoàn thành phân tích thiết lập và thiết kế một chiến lược thoát.

Kỹ năng toán học

Nếu bạn muốn trở thành một nhà giao dịch ngoại hối thành công, bạn nên liên tục phát triển các kỹ năng toán học của mình. Cho dù bạn có giỏi toán hay không, bạn vẫn nên tiếp tục học . Như bạn đã biết, mọi nhà giao dịch phải có thể hoàn thành các nhiệm vụ sau:
  • Đọc biểu đồ và dự đoán xu hướng
  • Áp dụng kiến ​​thức về lý thuyết xác suất và thống kê toán học
  • Tính toán rủi ro và phần thưởng
Nếu bạn thấy khó khăn khi thực hiện một trong những nhiệm vụ này, đừng lo lắng. Bạn luôn có thể học thêm một số lớp để trở lại đúng hướng. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu các đồng nghiệp của mình dạy cho bạn một số thủ thuật toán học hữu ích hoặc tìm hướng dẫn toán học tối ưu cho các nhà giao dịch trực tuyến.

Kỷ luật tự giác

Mỗi nhà giao dịch ngoại hối chuyên nghiệp có chiến lược được cấu trúc tốt của riêng mình, giúp tăng hiệu quả của các quyết định nhanh chóng. Các nhà giao dịch có kỷ luật thấy dễ dàng bám sát kế hoạch và xác định các mục có rủi ro thấp tốt nhất với tiềm năng lợi nhuận cao nhất.
Những cá nhân, những người thiếu kỷ luật tự giác, bắt đầu hành xử phi lý khi tình hình trên thị trường đang nóng lên. Hậu quả là họ gặp phải tổn thất tài chính nặng nề.
Hãy nhớ rằng kỷ luật tự giác là một kỹ năng có được, không phải là một phẩm chất bẩm sinh . Vì lý do này, nếu bạn muốn cải thiện kỷ luật của mình, hãy hoàn thành các hành động sau:
  • Xác định điểm yếu và điểm mạnh của bạn là một nhà giao dịch ngoại hối.
  • Xây dựng một chiến lược rõ ràng , hoàn toàn phù hợp với phong cách giao dịch của bạn.
  • Đặt kế hoạch của bạn vào hành động và xem cách nó hoạt động. Nếu có một số khiếm khuyết, bạn nên sửa chúng càng sớm càng tốt.
  • Hình dung phần thưởng tiềm năng . Hình ảnh về một chiếc xe / ngôi nhà mới mà bạn mơ ước sẽ giúp bạn luôn hướng đến mục tiêu và bám sát kế hoạch.
  • Đừng gác máy vì những sai lầm. Hãy tập trung vào mục tiêu của bạn , và tiếp tục giao dịch.

Kiên nhẫn

Những người thiếu kiên nhẫn không thể đạt được thành công trong giao dịch ngoại hối và đây là một thực tế. Vì vậy, nếu bạn muốn xây dựng một sự nghiệp xuất sắc, bạn nên học cách trở thành một người kiên nhẫn. Nếu không, bạn sẽ không thể chờ đợi thời điểm hoàn hảo để chốt thỏa thuận.
Vấn đề là đơn giản là không thể biến đổi tính cách của bạn và trở thành một người kiên nhẫn chỉ sau một đêm. Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để thành thạo kỹ năng khó khăn này. Bạn sẽ càng làm việc như một thương nhân, bạn sẽ trở thành người kiên nhẫn hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn sợ rằng sự thiếu kiên nhẫn của bạn có thể phá hủy sự nghiệp của bạn ngay từ đầu, bạn nên tìm một giải pháp ngay bây giờ. Kiểm tra các ý tưởng sau đây, có thể giúp bạn trở thành một nhà giao dịch ngoại hối tốt hơn :

Thực hành trì hoãn sự hài lòng

Mỗi khi bạn muốn gọi đồ uống thứ hai hoặc mua cà vạt mới, bạn nên dừng lại một lát. Hãy thử hít một hơi thật sâu và tự hỏi bản thân Tôi có thực sự cần nó không?
Nhiệm vụ của bạn là ngừng cảm giác vội vã khi bạn cần đưa ra quyết định. Nếu bạn học cách giữ bình tĩnh và kiên nhẫn trong mọi trường hợp, bạn sẽ không thực hiện các giao dịch không phù hợp với tất cả các tiêu chí đầu vào của bạn.

Sử dụng một danh sách kiểm tra

Nếu bạn là một người cực kỳ thiếu kiên nhẫn, bạn nên tạo một danh sách kiểm tra. Bạn sẽ sử dụng nó mỗi lần trước khi tham gia giao dịch. Nó sẽ giúp bạn giảm số lượng các quyết định xấu.

Suy nghĩ

Thiền là chìa khóa cho sự kiên nhẫn và kiên trì vĩnh viễn. Nếu bạn học các kỹ thuật thiền, bạn sẽ dễ dàng tập trung vào các xu hướng hiện tại và đưa ra quyết định sáng suốt hơn.

Tóm lại là

Trên thực tế, việc bạn hiện có tất cả các kỹ năng cần thiết để giao dịch hay không thực sự không quan trọng. Trong thế giới ngày nay, bạn có rất nhiều cơ hội và nguồn lực để phát triển tài năng của mình và có được kiến ​​thức chuyên môn. Nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ thành thạo bất kỳ kỹ năng nào bạn muốn .
Bạn nên đặt ưu tiên đúng đắn trong cuộc sống và mục tiêu rõ ràng khi giao dịch ngoại hối. Nó sẽ giúp bạn chắc chắn rằng bạn đang hướng tới thành công.
Share:

Tâm Lý trong Giao Dịch - Làm Sao Để Luyện?

Tâm Lý trong Giao Dịch Forex
Tâm Lý Giao Dịch là vấn đề quan trọng quyết định sự thành bại cuộc đời 1 trader, bài viết sau đây sẽ gợi ý cách làm sao để luyện Tâm Lý Giao Dịch
Bản chất sâu xa nhất của tâm lý giao dịch chính là cuộc chiến giữa bạn – và cái tôi (bản ngã) trong chính con người bạn.
Bạn sẽ xuất hiện khi ở trạng thái tâm lý thư giãn và thoải mái nhất, đó là trạng thái cảm xúc được cân bằng, mọi thứ được sáng tỏ và khá rõ ràng theo cách bạn nhìn nhận dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của cá nhân, là thành quả tự nhiên và tất yếu của hệ thống giao dịch bạn đã xây dựng theo thời gian.
Cái tôi (bản ngã) sẽ chỉ được xuất hiện khi chính bạn có sự mất cân bằng về cảm xúc. Như khi bạn đang buồn (vì mới thua 1 lệnh, vì công việc bên ngoài ko như ý, hoặc mới bị “gấu” cho leo cây,…), như khi bạn đang vui (mới thắng 1 lệnh, mới lụm được tiền,…), hoặc khi bạn đang giận dữ, hưng phấn, thậm chí khi bạn đang say xỉn… nói chung là khi xảy ra tất tần tật những thứ cảm xúc đáng kể nào đó khiến cảm xúc của bạn mất cân bằng thì chính lúc đó cái tôi (bản ngã) mới có thể xuất hiện.
Nếu về lâu dài, bạn chỉ giao dịch thuần tuý theo hệ thống của cá nhân, không ít thì nhiều chắc chắn kết quả nó sẽ dần tốt lên, bởi vì bạn sẽ luôn có tâm lý cân bằng về cảm xúc, luôn có cái nhìn khách quan về hệ thống, để từ đó nhìn nhận khắc phục được những sai sót và phát huy những ưu điểm của hệ thống giao dịch.
Tuy nhiên nếu quá trình giao dịch có cái tôi xen vào, nó sẽ như 1 hạt mầm, nó sẽ dần lớn lên, sinh sôi nảy nở, sau mỗi lần quyết định ra vào lệnh mà có cái tôi xen vào, nếu quyết định đó là đúng – thì thật là tệ hại vì dù lệnh đó có win và bạn có tiền, nhưng cái tôi sẽ càng được thoả mãn và dần chiếm được “niềm tin” từ chính bạn… dần dần khi bạn đã lệ thuộc vào nó bạn sẽ gần như chỉ giao dịch theo cảm xúc và cảm giác mà thôi.
Chúng ta đều biết rằng mọi hệ thống giao dịch đều chứa những bộ tín hiệu giao dịch và cả những phương pháp quản lý vốn riêng, những tín hiệu và khối lượng vào lệnh đó là khách quan – hoàn toàn khách quan. Nhưng nhận biết, đánh giá và phán xét những tín hiệu đó là yếu tố chủ quan. Nếu bạn đang phân tích giao dịch 1 tín hiệu đó “với cách nhìn của chính bạn” thì có thể tín hiệu nó là đi lên, nhưng nếu bạn đang thoả hiệp với “cái tôi của bạn” thì có thể bạn lại bị nó thuyết phục rằng tín hiệu nó lại là đi xuống, với hàng tá lý do “có vẻ rất hợp lý” sẽ nhanh chóng làm bạn đưa ra quyết định sell chứ không phải là buy như vốn dĩ hệ thống giao dịch của bạn đã báo, đây là điều hết sức phổ biến diễn ra ở hầu hết các trader nhưng bản chất sâu xa của quyết định chỉ trong tích tắc này nó được hình thành nên từ 1 quá trình – thói quen – thiếu kiểm soát của chính họ… mà họ nào đâu có để ý và tìm hiểu về nó.
Giờ đây, với góc nhìn về tâm lý giao dịch như vậy, chúng ta sẽ thấy khá dễ hiểu khi 1 forex trader mới vào nghề (nhất là giao dịch những lệnh đầu tiên) lại có tỷ lệ thắng cao hơn những trader đã giao dịch 1 thời gian. Dưới góc độ kỹ thuật giao dịch thì người mới đa số là hoàn toàn chưa xây dựng hệ thống giao dịch nào cả, đơn thuần là họ chỉ nhìn vào biểu đồ giá, thấy giá đang lên thì họ mua, thấy giá xuống họ bán. Vậy đa số họ đang giao dịch thuận theo xu hướng của thị trường 1 CÁCH TỰ NHIÊN VÀ KHÁCH QUAN, điều này khác hoàn toàn so với 1 trader lâu năm (chưa thành công) khi giao dịch dù cũng với 1 biểu đồ giá và công cụ tương tự thì ít nhất trong đầu họ cũng vẽ nên 1 hệ thống nhất định KÈM THEO NỮA là 1 cái tôi luôn đấu tranh – thảo luận – thuyết phục với chính họ chỉ ngay trong tích tắc lúc đưa ra quyết định vào lệnh. Và cái gì cần đến nó sẽ đến, kết quả tất yếu nó là khác nhau: 1 bên thì win và bên kia thì loss
Để phân tích sâu về tâm lý giao dịch, về cái tôi nó xuất hiện ra sao, khởi nguồn từ chỗ nào trong bộ não của con người…thì rất phức tạp và có hẳn cả 1 bộ môn với hàng trăm cuốn sách dày cộm phân tích diễn giải về nó. Cá nhân mình cũng chưa tìm hiểu sâu về điều đó, nên trong phạm vi bài viết này mình chỉ chia sẻ 1 phần nhỏ để chúng ta có cái nhìn kỹ hơn 1 chút về tâm lý giao dịch.
Giờ mình tóm gọn quá trình diễn biến tâm lý giao dịch, cụ thể hơn là diễn biến quá trình chiếm lĩnh và ngự trị của “cái tôi” trong quá trình giao dịch của bạn như sau:
– Khởi nguồn:
Nó (cái tôi – bản ngã) bắt đầu khích lệ và khen ngợi bạn khi bạn bắt đầu có những giao dịch thắng lợi đầu tiên, nó khen bạn tài giỏi, bạn là thiên tài với khả năng bẩm sinh, bạn sinh ra là để làm 1 trader, bạn hãy cố phát huy và 1 tương lai rực rỡ đang chờ đón bạn phía trước… nó cũng biết cách khéo léo an ủi bạn khi bạn  thua trận, rằng thì đây chỉ là sự cố, đẳng cấp của bạn mới là mãi mãi chứ phong độ chỉ nhất thời thôi, bạn mới vào nghề mà đó chỉ là những học phí nhỏ nhặt, hãy vững tin và kiên định với con đường đã chọn… Ở giai đoạn này cái tôi sẽ như 1 người bạn mới của bạn trong lĩnh vực này, luôn có mặt chia sẻ cùng bạn những buồn vui,… và sâu thẳm trong con người bạn, bạn đã có thiện cảm và việc 2 người sớm trở thành đôi bạn tri kỷ cũng đã nằm trong suy nghĩ của bạn rồi.
– Đồng hành:
Nó đã là 1 phần trong chặng đường trở thành 1 trader của bạn, 2 người giờ như đôi bạn tri kỷ luôn như hình với bóng, mọi quyết định giao dịch của bạn đều là kết quả của cuộc thảo luận, bàn bạc từ cả 2. Mỗi khi quyết định đó là đúng và có lợi nhuận, nó tung hô bạn quá mức cần thiết. Còn khi thua trận nó cũng an ủi động viên và luôn có những lý do “nghe có vẻ rất hợp lý” để thuyết phục bạn rằng đó chỉ là sự cố nhỏ mà thôi… dần dần, bạn đã không để ý rằng mọi quyết định giờ đây đa phần là do cái tôi thuyết phục bạn làm theo, chứ không đơn thuần là từ những gì chính bạn đã học hỏi và đúc rút kinh nghiệm ra. Tuy nhiên, có 1 điểm mà bạn không nhận thấy, tâm hồn của bạn nguyên thuỷ vốn có nó như ánh bình minh ban mai, tinh khôi và sáng chói rực rỡ, mà môi trường đó lại không phù hợp với bản ngã, do vậy thường nó sẽ chỉ xuất hiện khi tâm trí bạn bị phủ tối bằng những cảm xúc như hỉ – nộ – ái – ố.
– Chiếm lĩnh: Sau 1 quá trình dài đồng hành cùng nhau, giờ đây cái tôi đã có được vị trí vững chắc. Mọi quyết định của bạn đa phần đều bị chi phối bởi nó. Giờ bạn đã lệ thuộc vào nó rồi, bạn khó có thể tự đứng trên đôi chân mình như thuở ban đầu. Nó giờ đang ngồi trên ngai vàng và bạn chỉ là 1 tướng lĩnh mà thôi, bạn có thể xuất binh đánh trận… nhưng quyết định cuối cùng lại đa số bạn không còn quyền tự quyết nữa.
Vậy, tóm gọn lại chúng ta – những trader giao dịch forex hay bất kể sản phẩm nào cũng đa phần đều sẽ phải trải qua hành trình tất yếu này của tâm lý giao dịch, sẽ cần phải làm gì để giải quyết bài toán này, sau đây là vài gợi ý của cá nhân mình để bạn tham khảo:
– Tích cực tìm hiểu và nắm rõ quy trình diễn biến tâm lý giao dịch
– Hết sức coi trọng tâm lý giao dịch, điều đó sẽ tất yếu tới khi bạn hiểu đúng và đủ về nó
– Tập dần thói quen “quan sát chính mình”, chúng ta (bạn và cả mình, vì chính mình cũng đang rèn luyện) cần tập dần thói quen tự quan sát mọi cảm xúc của bản thân mình trong mọi hoạt động thường ngày trong cuộc sống (không đơn thuần là giao dịch), khi xảy ra 1 vấn đề gì đó chúng ta cần tĩnh tâm tự quan sát chính bên trong con người mình xem tâm lý mình đang phản ứng thế nào với vấn đề đó, bên trong chúng ta đang vui hay buồn, giận dữ hay hưng phấn, hay là đang thất vọng… Khi ta quan sát đủ nhiều, ta sẽ hiểu rằng: à thì ra cái mớ cảm xúc đó chỉ là “người bạn bên trong” – là bản ngã – là cái tôi mà thôi, bản ngã đang vui buồn chứ chúng ta không buồn, nó đang giận dữ (chẳng liên quan gì đến ta cả)… Vấn đề này nếu được rèn luyện thực hành và đạt thành quả sau 1 quá trình, thì chúng ta đang bước vào 1 cảnh giới “THIỀN” đúng nghĩa – là thiền mọi lúc – và mọi nơi. Lưu ý rằng chúng ta đừng coi “nó” (cái tôi – bản ngã) là kẻ thù và đừng cố xua đuổi nó, kèm nén nó, chế ngự nó, vì khi càng làm vậy nó sẽ càng lớn và mạnh mẽ hơn… đơn giản và hiệu quả nhất là ta chỉ cần QUAN SÁT NÓ – VẬY LÀ ĐỦ. Nói vui thì nó như cô thôn nữ tuổi đôi mươi, rất e thẹn và hay ngượng ngùng… ta cứ nhìn ngắm nó là nó sẽ ngại mà bỏ chạy đi nơi khác thôi 🙂
– Sau quá trình quan sát chính mình, bạn sẽ dần nhận ra những quyết định giao dịch nên là sự lựa chọn của riêng bạn, không cần cái tôi xen vào thảo luận. Quyết định giao dịch sẽ chỉ dựa vào hệ thống đã được bạn xây dựng theo quá trình. Lưu ý rằng, tại đây yếu tố “kinh nghiệm” cũng cần được kỹ thuật hoá (biểu hiện bằng các tín hiệu và công cụ cụ thể), nó nên là 1 yếu tố hữu hình, không nên sử dụng yếu tố kinh nghiệm dưới hình thức là 1 yếu tố vô hình, vì nếu điều đó xảy ra thì bạn đang vô tình mở đường chào đón bản ngã quay về.
– Duy trì và liên tục tỉnh táo: khi bạn đạt được những điều trên, bạn đã bước sang cảnh giới “giao dịch không cảm xúc”, mình chắc chắn tới đây bạn sẽ gặt hái được thành quả nhất định rồi, nhưng hãy luôn tỉnh táo, vì cái tôi vẫn luôn ở đó, thấy bạn thành công nó vẫn sẽ liên tục dành những lời khen có cánh cho bạn, với mục đích quay trở lại đồng hành cùng bạn. Ghi nhớ là hãy luôn tỉnh táo, duy trì những điều đang làm và đã làm, nó đã đem lại kết quả tốt thì không cần thay đổi bất kỳ điều gì cả. Và đừng bao giờ nghĩ rằng bản ngã đã bỏ đi thì không bao giờ trở lại, ĐÓ LÀ 1 SAI LẦM RẤT LỚN!



Share:

Popular Items

Nhãn

Recent Posts