Khi đứng 1 mình, không có chỉ số nào mang lại kết quả lớn. Tuy nhiên, khi kết hợp và sử dụng thống nhất các chỉ số với nhau thì chúng có thể cho những người giao dịch những góc cạnh giúp hiểu rõ hơn những giao dịch biến động trong ngắn hạn. Do đó, điều quan trọng cho người giao dịch là tìm thấy mối quan hệ liên kết nhau giữa những chỉ số khác nhau vì nhiều tín hiệu có thể cung cấp những dự đoán về giao dịch chính xác nhất.
MACD là gì?
MACD là 1 trong những chỉ số được người giao dịch tiền tệ sử dụng phổ biến nhất. Đây là chỉ số động lượng hỗ trợ trong việc xác định những xu hướng, cùng lúc đó có thể chỉ ra được sự đảo ngược hay những điều kiện vượt mua (mua quá mức chấp nhận – overbought)/ vượt bán (bán quá mức chấp nhận – oversold). MACD được tính bằng cách lấy sự khác biệt giữa 2 mức di chuyển trung bình theo luật số mũ. 2 mức di chuyển trung bình này thường được sử dụng là 26 ngày và 12 ngày.
MACD có thể được sử dụng cho giao dịch như thế nào?
Cắt đường tín hiệu
Cách thông thường nhất để sử dụng MACD là để mua/bán 1 cặp tiền tệ khi nó vượt qua đường tín hiệu hay còn gọi là mức 0. Một tín hiệu bán xuất hiện khi MACD nằm dưới đường tín hiệu trong khi 1 tín hiệu mua xuất hiện khi MACD tập hợp trên đường tín hiệu.
Overbought/Oversold (Vượt mua/vượt bán)
MACD cũng có thể được sử dụng như là 1 chỉ số vượt mua/vượt bán. Khi di chuyển trung bình ngắn hạn di chuyển 1 cách đáng chú ý ra khỏi di chuyển trung bình dài hạn (ví dụ MACD tăng) thì nó giống như là những di chuyển giá tiền tệ đang bắt đầu kiệt quệ và sẽ sớm trở lại mức độ hiện thực.
Phân kỳ
Khi MACD phân kỳ từ xu hướng giá tiền tệ thì nó có thể đưa ra 1 tín hiệu đảo ngược xu hướng. Thêm vào đó, nếu MACD tạo ra 1 điểm thấp mới trong khi cặp tiền tệ không tạo ra điểm thấp mới, thì đây là phân kỳ đầu cơ giá hạ, chỉ ra 1 điều kiện có thể vượt bán. Lần lượt như vậy, nếu MACD tạo ra 1 điểm cao mới trong khi cặp tiền tệ không xác nhận những điểm cao này, thì đây là phân kỳ đầu cơ lên giá, chỉ ra 1 điều kiện có thể vượt mua.
Stochastics là gì?
Đường stochastics là 1 chỉ số động lực thường được sử dụng để đo giá tiền tệ hiện thời với giá lịch sử của nó trong 1 khoảng thời gian cho trước. Nó giống như máy đo sức mạnh và động lực của 1 tác động giá lên cặp tiền tệ bằng cách đo mức độ tiền tệ bị vượt mua hay vượt bán. Mức chia độ của chỉ số này là từ 0 đến 100. Nếu thấy trên 80 thì chỉ ra những điều kiện vượt mua, khi nó phản ánh sự thật là tiền tệ đang mạnh và giá đang tiến gần tới điểm cao của dãy giao dịch. Nếu thấy dưới 20 thì chỉ ra những điều kiện vượt bán và phản ánh sự thật là tiền đang yếu và đang tiến gần tới điểm thấp của dãy giao dịch.
Stochastics có thể được sử dụng cho giao dịch như thế nào?
Tìm ra những điều kiện vượt mua và vượt bán
Cách thông thường nhất để phân tích stochastics là bán khi thấy trên 80 là tín hiệu báo tình trạng vượt mua và mua khi thấy dưới 20, là tín hiệu báo tình trạng vượt bán.
Phân kỳ
Những tín hiệu mua và bán cũng có thể được đưa ra khi stochastics cho thấy sự phân kỳ, chỉ ra 1 xu hướng đảo ngược có thể. Phân kỳ xuất hiện khi giá trị stochastics di chuyển về 1 hướng và giá trị của giá di chuyển về hướng ngược lại.
3. Relative Strength Index (RSI)
RSI là gì ?
RSI có lẽ là chỉ thị phổ biến nhất được nhóm người giao dịch FX sử dụng. Nó được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. để đo sức mạnh hay động lực của 1 cặp tiền tệ. Chỉ số này được tính bằng cách so sánh thành tích hiện tại của cặp tiền tệ với thành tích trong quá khứ của nó, hoặc so sánh những ngày ở trên của nó với những ngày ở dưới. Mức chia độ của RSI là 0-100, nếu điểm nào trên 70 thì được xem là vượt mua trong khi điểm nào dưới 30 thì được xem là vượt bán. Khung thời gian chuẩn của cách đo này là 14 periods mặc dù 9 và 25 periods cũng thường được sử dụng. Nói chung, càng nhiều periods thì có khuynh hướng đem lại dữ liệu càng chính xác hơn.
RSI có thể được sử dụng cho giao dịch như thế nào?
– RSI có thể được sử dụng để xác định những điều kiện vượt trội hay những sự đảo ngược của xu hướng thị trường.
RSI trên 70 được xem là vượt mua và chỉ ra tín hiệu bán. RSI dưới 30 được xem là vượt bán và sẽ ngụ ý 1 tín hiệu mua. Một vài người giao dịch xác định xu hướng dài hạn và sau đó sử dụng những chỉ số vượt trội cho điểm vào. Nếu xu hướng dài hạn là đầu cơ lên giá thì chỉ số vượt mua có thể tượng trưng cho những điểm vào tiềm năng.
-RSI có thể được sử dụng để chỉ ra sự phân kỳ
Những cơ hội giao dịch có thể được phát ra bằng cách nhìn lướt qua sự phân kỳ tích cực và tiêu cực giữa RSI và cặp tiền tệ nằm bên dưới. Ví dụ, 1 cặp tiền tệ rớt xuống nơi RSI tăng lên từ điểm thấp 15 tới 50. Với RSI, cặp nằm dưới sẽ sớm đảo ngược hướng của nó sau sự phân kỳ như vậy. Phù hợp với ví dụ này, phân kỳ xuất hiện sau chỉ số vượt mua hay vượt bán thường cung cấp những tín hiệu đáng tin hơn.
4. Bollinger Bands
Bollinger Bands là gì?
Bollinger Bands rất giống với di chuyển trung bình. Những dãy được vẽ với 2 sự chênh lệch theo chuẩn trên và dưới của di chuyển trung bình. Điều này thường không dựa trên di chuyển trung bình đơn giản, mà di chuyển trung bình theo số mũ có thể được sử dụng để tăng mức nhạy cảm của chỉ số này. Một di chuyển trung bình đơn giản 20 ngày được xem là dãy trung tâm và 2 sự chênh lệch theo chuẩn cho những dãy bên ngoài. Chiều dài của di chuyển trung bình và số chênh lệch có thể được thay đổi luân phiên để thích hợp hơn với những người giao dịch và tính linh động của cặp tiền tệ. Thêm vào đó sự xác định mức giá và tính linh động có liên quan thì dãy Bollinger có thể kết hợp diễn biến giá và những chỉ số khác để phát ra những tín hiệu và là tín hiệu cho những di chuyển đáng chú ý.
Bollinger Bands có thể được sử dụng như thế nào trong giao dịch?
Bollinger Bands thường được những người giao dịch sử dụng để tìm ra những di chuyển giá quá khích không thể chống cự lại được, bắt kịp những thay đổi trên thị trường, xác định những mức độ hỗ trợ/kháng cự và theo dõi sự co/nở trong tính linh động. Có rất nhiều cách để giải thích Bollinger Bands.
Sự bùng nổ
Một vài người giao dịch tin rằng khi giá vượt trên hay dưới dãy cao hoặc thấp, thì nó chỉ ra sự bùng nổ đang xuất hiện. Những người giao dịch này sau đó sẽ lấy 1 vị trí trong hướng của sự bùng nổ.
Chỉ số vượt mua / vượt bán
Thay đổi 1 cách luân phiên, một vài người giao dịch sử dụng Bollinger Bands như là 1 tín hiệu thông báo vượt mua và vượt bán. Khi được biểu diễn trên biểu đồ ở bên dưới, khi giá chạm đến điểm cao nhất của dãy thì những người giao dịch sẽ bán vì cho rằng cặp tiền tệ bị vượt mua và sẽ đảo ngược trở lại dãy di chuyển trung bình ở giữa. Khoảng trống hay chiều rộng của dãy tùy thuộc vào tính linh động của giá. Thông thường, tính linh động càng cao thì dãy càng rộng và tính linh động càng thấp thì dãy càng hẹp.
5. Kết hợp tất cả
Khi đứng 1 mình, không có chỉ số nào mang lại kết quả lớn. Tuy nhiên, khi kết hợp và sử dụng thống nhất các chỉ số với nhau thì chúng có thể cho những người giao dịch những góc cạnh giúp hiểu rõ hơn những giao dịch biến động trong ngắn hạn. Do đó, điều quan trọng cho người giao dịch là tìm thấy mối quan hệ liên kết nhau giữa những chỉ số khác nhau vì nhiều tín hiệu có thể cung cấp những dự đoán về giao dịch chính xác nhất.