Trong giai đoạn giao dịch ban đầu, việc xác định xu hướng được coi là la bàn dẫn tới thị trường. Tất cả chúng ta đều đã nghe qua cụm từ “xu hướng là bạn”, “không bao giờ đi ngược xu hướng” và “giao dịch theo xu hướng”. Nhưng, xu hướng là gì và tại sao nó lại quan trọng? Xu hướng đơn giản là chiều hướng hiện tại của thị trường. Đó là hướng mà giá tương lai sẽ có khả năng đi theo nhất. Vì vậy, việc xác định xu hướng sớm là yếu tố bắt buộc trong giao dịch trên các thị trường tài chính. Việc xu hướng là đi lên, đi xuống hay đi ngang phải được xác định trước khi tham gia thị trường. Nhiều hệ thống giao dịch đã được phát triển với các quy tắc chính xác về việc khi nào nên mở vị thế giao dịch, thoát giao dịch thua lỗ và tất nhiên là chốt lãi tiềm năng. Xác định xu hướng là một trong những nền tảng của việc giao dịch thành công
Đỉnh và Đáy
Cách phổ biến để xác định xu hướng là kiểm tra bằng mắt. Việc nhận biết đỉnh và đáy cao hơn liên tiếp sẽ chỉ ra xu hướng tăng, trong khi đỉnh và đáy thấp hơn liên tiếp sẽ chỉ ra xu hướng giảm. Đỉnh và đáy bằng nhau sẽ xác định hướng đi ngang, thị trường không có xu hướng. Mặc dù việc xác định đỉnh và đáy có vẻ rất dễ dựa trên dữ liệu lịch sử, nhưng nhà giao dịch, đặc biệt là những người mới bắt đầu, đôi khi thấy khó để tìm ra xu hướng hiện tại, việc này cần luyện tập. Cách phổ biến khác để xác định xu hướng trên biểu đồ giá là bằng cách gắn các công cụ kỹ thuật được thiết kế để nhận biết hướng của thị trường. Các chỉ báo và chỉ báo dao động thuộc nhóm này, được dựa trên các phương pháp thống kê như thống kê quy nạp.
Sử dụng các công cụ giao dịch như chỉ báo và chỉ báo dao động là cách phổ biến để xác định xu hướng hiện tại. Có nhiều công cụ như vậy, có thể khiến các nhà giao dịch mới làm quen với các công cụ này lúng túng, vì vậy chúng ta sẽ tập trung vào ba chỉ báo xác định xu hướng phổ biến nhất.
Đường trung bình Động
Một công cụ rất phổ biến dành cho nhà giao dịch là Đường trung bình Động. Đây là một chỉ báo chỉ tập trung vào chuỗi các đường trung bình. Đây là công cụ rất đơn giản; khi giá vượt lên trên đường cong của Đường trung bình Động, xu hướng tăng được kỳ vọng. Khi giá vượt xuống dưới Đường trung bình Động, xu hướng giảm thường được tạo thành bởi vì có nhiều người bán hơn người mua ảnh hưởng đến giá.
MACD
Chỉ báo Đường trung bình Động Hội tụ Phân kỳ, hoặc viết tắt là MACD, chỉ ra sự khác biệt giữa hai đường trung bình động số mũ (tức là MA chú trọng đặc biệt vào giá gần đây nhất). Sau khi đi qua đường cân bằng (số không), sự bắt đầu của xu hướng mới được báo hiệu - giống như với bất kỳ chỉ báo dao động nào khác. Chỉ số MACD dương ngụ ý xu hướng tăng trong khi chỉ số MACD âm báo hiệu giá giảm - đặc điểm điển hình của xu hướng giảm.
Động lượng
Chỉ báo này đo lường tốc độ thay đổi của giá. Nói cách khác, giá sẽ tăng hay giảm nhanh đến mức nào. Trong trường hợp của Động lượng, đường cân bằng ở mức 100. Xu hướng tăng mới bắt đầu khi giá tăng nhanh và chỉ báo dao động vượt lên trên đường cân bằng – đây sẽ là tín hiệu tích cực. Điều ngược lại đúng khi giá giảm chậm và Động lượng vượt xuống dưới đường cân bằng. Trong trường hợp đó, nó là một tín hiệu tiêu cực cho thấy xu hướng giảm.
Xác nhận
Sự hội tụ của cả ba chỉ báo (như Đường trung bình Động, MACD và Động lượng) theo cùng hướng làm tăng khả năng thị trường biến động theo hướng được xác định trước. Kết quả là, khi cả ba chỉ báo báo hiệu cùng một xu hướng, nhà giao dịch có xu hướng tự tin hơn với phân tích của mình, qua đó khiến giao dịch của họ có kỷ luật hơn.
No comments:
Post a Comment